Hôm nay mình xin chia sẻ đến các bạn những yếu tố cần thiết cho website thương mại điện tử ( eCommerce Website). Việc bắt đầu kinh doanh online và mở một cửa hàng trực tuyến đã không còn khó khăn. Thông qua các nền tảng thương mại trực tuyến như Shopee, Tiki hay Lazada. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định tạo chỗ đứng cho thương hiệu của mình bằng một trang web thương mại điện tử xịn sò với bản sắc và nhận diện riêng, thì trước khi bắt tay vào việc, hãy ghi nhớ 12 yếu tố cần thiết này nhé.
1. Tốc độ tải
Tốc độ tải chậm tất nhiên là một điểm trừ lớn về mặt trải nghiệm mua hàng. Điều này không có gì làm lạ. Nhưng bạn có biết, nghiên cứu cho thấy người dùng chỉ đủ kiên nhẫn chờ trong 2 giây cho trang web tải trước khi bỏ đi?
Bạn có thể dùng một công cụ kiểm tra tốc độ online miễn phí như Pingdom. Giúp bạn biết trang web của mình tải nhanh hay chậm thế nào. Pingdom còn cho bạn những đề xuất hữu ích để giảm tải cho server và tăng tốc độ trang.
Trước khi tính đến những yếu tố khác, hãy ưu tiên tốc độ tải khi thiết kế trang web thương mại điện tử của mình nhé.
Tốc độ là yếu tố cần thiết nhất cho một trang web thương mại điện tử.
2. Bảo mật
Bảo mật là một yếu tố quan trọng khác của website thương mại điện tử. Một số plugin có thể giúp bạn thực hiện chức năng giám sát bảo mật và bảo vệ thông tin thẻ thanh toán của khách hàng.
Ngoài ra bạn cũng cần mua SSL certificate. SSL certificate giống như một phương tiện chứng thực bản quyền, mã hóa dữ liệu trang web. Nhờ đó, những giao dịch từ trình duyệt của người mua đến máy chủ của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối. Các trang web có đăng ký SSL sẽ hiển thị giao thức https và hình ổ khóa trước tên miền.
Những biện pháp bảo mật này sẽ giảm thiểu rủi ro cho cả bạn và người dùng. Về phía người dùng, họ chắc chắn cũng chỉ yên tâm mua hàng khi thấy trang web được bảo mật tốt.
3. Thiết kế responsive
Trong thời đại ưa chuộng thiết bị di động như hiện nay thì thiết kế responsive là điều tất yếu. Nhiều báo cáo đã cho thấy tỷ lệ truy cập và mua hàng qua điện thoại thông minh ngày càng gia tăng. Nếu bạn biết cách đơn giản hóa và chia nhỏ thành nhiều module. Các chức năng và thiết kế của website của bạn có thể hiển thị hoàn hảo trên mọi thiết bị.
4. Địa phương hóa
Điều tuyệt vời khi kinh doanh online là bạn có thể tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn, không bị giới hạn bởi khoảng cách. Tuy nhiên khi bạn mở rộng phạm vi đối tượng người mua hàng ra quốc tế. Lúc này bạn phải tính đến những yếu tố địa phương hóa như chuyển đổi ngôn ngữ và tiền tệ.
Tùy chọn về ngôn ngữ và tiền tệ tốt nhất nên được hiển thị rõ ràng, dễ thấy trên thanh menu, chẳng hạn như bằng biểu tượng quốc kỳ.
5. Navigation đơn giản
Bất kể cửa hàng trực tuyến của bạn lớn thế nào, khách truy cập vẫn phải dễ dàng tìm được nơi mà họ cần đến.
Hãy khéo léo phân loại các sản phẩm của bạn thành các danh mục và danh mục con. Đặt shortcut cho các chức năng phổ biến như “Tìm kiếm nâng cao”, “Yêu thích”, “Quản lý tài khoản”, “Giỏ hàng”… Thể hiện các danh mục đặc biệt như “Sản phẩm mới”, “Quà tặng”… trên menu. Đừng quên thanh điều hướng breadcrumbs để khách hàng dễ dàng quay lại danh mục sản phẩm chính. Thông thường thì khách hàng phải ấn liên tục “back” mới có thể quay về danh mục sản phẩm chính.
6. Tìm kiếm nâng cao
Bên cạnh việc đơn giản hóa điều hướng, còn một bước nữa bạn cần làm để nhanh chóng dẫn khách hàng đến sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ, đó là cài đặt các bộ lọc tìm kiếm nâng cao: về khoảng giá, tính năng, điểm đánh giá, thương hiệu…
Công cụ tìm kiếm nâng cao tốt sẽ giúp trang web thương mại điện tử của bạn ghi điểm với người sử dụng.
7. Trang sản phẩm gọn đẹp
Trang sản phẩm của website thương mại điện tử là sân khấu để từng sản phẩm của bạn tỏa sáng, là nơi bạn cần gây ấn tượng tốt nhất. Cùng điểm qua checklist những yếu tố làm nên một trang sản phẩm tốt nhé:
- Hình ảnh bắt mắt, thể hiện đầy đủ các góc độ và chi tiết sản phẩm
- Tên sản phẩm súc tích dễ hiểu
- Phần “Tính năng sản phẩm” nêu bật những lợi điểm của sản phẩm, phần “Mô tả chi tiết” đi vào những thông số cụ thể
- Có nút chọn màu sắc, kích cỡ…
- Giá thành hiển thị rõ ràng
- Nút “Thêm vào giỏ hàng” nổi bật, dễ tìm.
8. Đánh giá từ người mua hàng
Một lý do khiến khách truy cập chần chừ không muốn mua hàng từ trang web eCommerce của bạn có thể là thiếu bằng chứng xã hội.
Thật khó để thuyết phục họ mua hàng khi không có bằng chứng cho thấy có người hài lòng với sản phẩm/dịch vụ của bạn. Các đánh giá, bình luận cũng giúp khách hàng hiểu thêm về sản phẩm trước khi họ quyết định mua.
Mặc dù khách hàng có thể dựa vào các đánh giá trên Google hay Facbebook, nhưng tốt nhất bạn nên dành một vị trí ưu ái trên trang sản phẩm cho chức năng này.
9. Gợi ý sản phẩm
Cũng giống như khi mua sắm ở cửa hàng, bạn thường được nhân viên giới thiệu những mẫu hợp với nhu cầu. Một trang web thương mại điện tử cũng có thể chủ động gợi ý sản phẩm cho khách hàng. Thông qua các chức năng “Sản phẩm tương tự” hay “Thường được mua cùng”.
Điều này giúp bạn tăng cơ hội bán hàng bằng cách đưa ra cho họ những lựa chọn thay thế. Hoặc đi kèm những sản phẩm mà họ đang xem.
10. FAQ – Câu hỏi thường gặp
Mua sắm trực tuyến khiến việc giải đáp thắc mắc trở nên khó khăn hơn với cả người mua lẫn người bán. Nhưng một phần FAQ được soạn thảo chu đáo – cho từng sản phẩm hoặc chung về chính sách, dịch vụ cho toàn cửa hàng – sẽ giúp ích cho khách của bạn rất nhiều khi họ tự tìm được câu trả lời mà không phải mất công liên hệ trực tiếp.
11. Hỗ trợ khách hàng
Ít nhất cửa hàng của bạn phải có một khung trò chuyện trực tiếp (live chat) với bộ phận chăm sóc khách hàng. Điều này tạo cho khách mua sắm cảm giác an tâm, tin tưởng rằng họ sẽ nhận được sự trợ giúp ngay khi cần.
Bạn cũng có thể cung cấp số hotline, email hoặc có sẵn biểu mẫu liên hệ nếu muốn. Quan trọng là đảm bảo khách hàng luôn tìm được một cách nhanh chóng để kết nối với bạn.
12. Thanh toán tiện lợi & an toàn
Bước thanh toán cần rành mạch, đảm bảo và có đầy đủ lựa chọn cho khách hàng.
Website thương mại điện tử của bạn sẽ cần được tích hợp với một cổng thanh toán online bảo mật tốt. Hãy chọn những nhà cung cấp uy tín để có thể an tâm về độ an toàn của giao dịch.
Theo eCommerceBooth
Xem thêm:
- Bài 1: Ngôn ngữ lập trình PHP là gì và hướng dẫn thiết lập môi trường để lập trình PHP
- Lộ trình học PHP từ cơ bản đến nâng cao chuyên nghiệp
- Hướng dẫn viết một Extension cơ bản trên Chrome
- 8 điểm so sánh giữa MySQL và PostgreSQL để lựa chọn sử dụng phù hợp
- Bài 1: XML là gì? Tổng quan về XML
- Top 5 giải pháp làm việc hiệu quả tại nhà
- Vai trò Apache và PHP Hoạt Động Cùng Nhau Như Thế Nào
- 9 Github repo phổ biến và hữu ích dành cho web developer
- Cách làm việc với code của người khác
Nếu các bạn cảm thấy Website TanHongIT.Com thật sự hữu ích mình mong các bạn có thể chia sẻ những bài viết đến cho cộng đồng cùng thao khảo nhé. Cảm ơn các bạn !!!
Các bạn có bất kì thắc mắc cần được hỗ trợ hay yêu cầu các phần mềm, thủ thuật, khoá học,… thì cứ để lại comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ qua fanpage của TanHongIT để được hỗ trợ nhé! Mình sẽ cố gắng chia sẻ cho các bạn mọi thứ cần thiết nhất!