Home » Tìm hiểu về các loại kiểm thử – Test Types trong ngành Tester

Tìm hiểu về các loại kiểm thử – Test Types trong ngành Tester

by Tan Nguyen
13 minutes read

Tiếp tục trong những khái niệm cơ bản đối với những ai vừa bước chân vào nghề testing đều phải xem qua đó chính là khái niệm về các loại kiểm thử ( Test Types).  Test Types có những loại nào và khái niệm,  mục đính của Test Types là gì? Hãy xem qua bài viết này nhé!
Có tất cả 4 loại Test Types:

  1. Testing of function  (Functional testing)
  2. Testing of software product characteristics (Non – Functional testing)
  3. Testing of software structure/architecture ( Structural testing)
  4. Testing related to changes (Confirmation and regression testing)

cac loai kiem thu test types

Kiểm thử chức năng – Testing of function (Functional testing)

Functional testing hay còn gọi kiểm thử chức năng được các Tester(người kiểm thử) thực hiện để kiểm tra hoạt động của một chức năng nào đó có được hoạt động ổn định cũng như tốc độ phản hồi của chức năng có ổn định hay không.

Kiểm thử chức năng có thể thực hiện theo 2 quan điểm

Đó chính là requirements-based và business – process – based.

  1. Requirements – based: Dùng đặc tả yêu cầu dùng để làm cơ sở để thiết kế các test case (design test)Chúng ta nên xét độ ưu tiên của yêu cầu dựa trên các tiêu chí rủi ro và sử dụng độ ưu tiên để kiểm thử. Điều này sẽ đảm bảo những phần quan trọng nhất sẽ được kiểm tra đầy đủ.
  2. Business – process – based: sử dụng các kiến thức về quy trình nghiệp vụ. Quy trình nghiệp vụ mô tả các kịch bản liên quan đến nghiệp vụ hằng ngày của hệ thống.

Kiểm thử chức năng bao gồm 5 bước

  1. Xác định các chức năng mà phần mềm mong muốn sẽ thực hiện.
  2. Tạo các dữ liệu đầu vào dựa trên các tài liệu đặc tả kỹ thuật SRS của các chức năng.
  3. Xác định các kết quả đầu ra dựa trên các tài liệu đặc tả kỹ thuật của các chức năng.
  4. Thực hiện các trường hợp kiêm thử.
  5. So sánh kết quả thực tế và kết quả mong muốn.

Testing of software product characteristics – Kiểm thử phi chức năng (Non – Functional testing)

Kiểm thử phi chức năng(Non – Functional testing) là kiểm tra các đặc tính chất lượng của hệ thống, các tester sẽ quan tâm đến việc mọi chức hoạt động tốt như thế nào, tốc độ nhanh như thế nào, phản hồi và số lượng người truy cập vào cùng một thời điểm cũng như xem mức độ sử dụng CPU, Ram, Pin,… của phần mềm,…
Kiểm thử phi chức năng bao gồm:

  1. Kiểm thử hiệu năng (Performance testing)
  2. Kiểm thử khả năng chịu tải (Load testing)
  3. Kiểm thử áp lực (Stress testing)
  4. Kiểm thử tính khả dụng (Usability testing)
  5. Kiểm thử bảo trì (Maintainability testing)
  6. Kiểm thử độ tin cậy (Reliability testing)
  7. Kiểm thử tính tương thích (Portability testing)

Các đặc điểm và các đặc điểm phụ tương ứng:

  1. Chức năng (Functionality) gồm 5 đặc điểm phụ: sự phù hợp, chính xác, bảo mật, khả năng tương tác và tuân thủ.
  2. Độ tin cậy (Reliability) gồm 4 đặc điểm phụ: độ bền, khả năng chịu lỗi, khả năng phục hồi và tuân thủ.
  3. Khả năng sử dụng (Usability) gồm 5 đặc điểm phụ: dễ hiểu, khả năng học hỏi, khả năng hoạt động, sự thu hút và tính tuân thủ.
  4. Tính hiệu quả (Efficiency) gồm 3 đặc điểm phụ: thời gia (hiệu suất), sử dụng tài nguyên và tuân thủ.
  5. Khả năng bảo trì (Maintainability) gồm 5 đặc điểm phụ: khả năng phân tích, khả năng thay đổi, tính ổn định, khả năng kiểm tra và tuân thủ.
  6. Tính tương thích (Portability) gồm 5 đặc điểm phụ: khả năng thích ứng, khả năng cài đặt, cùng tồn tại, khả thăng thay thế và tuân thủ.

So sánh kiểm thử chức năng và kiểm thử phi chức năng

Kiểm thử chức năng Kiểm thử phi chức năng
Kiểm thử chức năng được thực hiện sử dụng kỹ thuật cung cấp bởi người dùng và xác thực yêu cầu của hệ thống Kiểm thử phi chức năng kiểm tra hiệu suất, độ tin cậy, khả năng mở rộng và các khía cạnh khác của hệ thống phần mềm
Kiểm thử chức năng được thực thi đầu tiên Thực hiện sau thực hiện chức năng
Công cụ sử dụng: test bằng tay hoặc test tự động Sử dụng các công cụ
Đầu vào là yêu cầu nghiệp vụ Đầu vào là tốc độ , khả năng mở rộng , những tham số về hiệu suất
Đầu vào là yêu cầu nghiệp vụ Mô tả hiệu quả của sản phẩm
Dễ dàng test bằng tay Khó kiểm tra bằng tay
Các loại kiểm thử chức năng: Kiểm thử đơn vị, Kiểm thử sơ lược, Kiểm thử độ bền, Kiểm thử tích hợp, Kiểm thử hộp đen, Kiểm thử hộp trắng, Kiểm thử người dùng chấp nhận, Kiểm thử hồi quy Các loại kiểm thửu phi chức năng: Kiểm thử hiệu suất, Kiểm thử việc tải, Kiểm thửu khả năng chịu tải Kiểm thử an toàn, Kiểm thử cài đặt, Kiểm thử áp lực, Kiểm thử thâm nhập, Kiểm thử tính tương thích, Kiểm thử di chuyển

Testing of software structure/architecture (Kiểm thử cấu trúc – Structural testing)

Kiểm thử cấu trúc thường được gọi là “kiểm thử hộp trắng“(white-box) hoặc “hộp thủy tinh” (glass-box) vì chúng quan tâm đến những gì đang xảy ra bên trong hộp.
Kiểm thử cấu trúc là kiểm thử dựa trên phân tích cấu trúc bên trong của thành phần hoặc hệ thống. Nó thường được sử dụng như một cách đo lường của kiểm thử, thông qua độ bao phủ của một tập hợp các yếu tố cấu trúc.
Kiểm thử cấu trúc chủ yếu được áp dụng ở Kiểm Thử Thành Phần, Kiểm Thử Tích Hợp.
cấp độ thành phần, và mức thấp hơn trong kiểm thử tích hợp thành phần có hỗ trợ công cụ tốt để đo mức độ bao phủ của code. Các công cụ đo lường mức độ bao phủ đánh giá tỉ lệ phần trăm thực thi sau khi được thực hiện bởi một bộ kiểm thử. Nếu bộ bao phủ ko phải tuyệt đối thì các kiểm thử bổ sung có thể cẩn được viết và chạy để có thể bao phủ hết các phần còn lại.
Các kỹ thuật được dùng để kiểm tra cấu trúc là kỹ thuật kiểm thử  “hộp trắng”, các mô hình luồng điều khiển thông thường được dùng để kiểm thử các cấu trúc.

Confirmation testing (Kiểm thử xác nhận)

Khi kiểm thử bị lỗi, và tester phải xác định nguyên nhân lỗi là do lỗi phần mềm. Sau khi Tester phát hiện lỗi và báo cho Developer để sửa chữa thì phần mềm sau đó sẽ được cập nhật phiên bản vá lỗi tester cần thực hiện kiểm tra một lần nữa để xác định rằng lỗi thực sự đã được sửa.
Khi thực hiện kiểm tra xác nhận điều quan trọng nhất là phải đảm bảo rằng các trường hợp thử phải được thực hiện chính xác giống như lần đầu tiên, sử dụng cùng một đầu vào, dữ liệu và môi trường để kiểm thử đảm bảo rằng các lỗi đã được sửa.
Tester cần phải biết rằng trong lần kiểm thử sau khi được vá lỗi khả năng sinh ra lỗi khác trong phần mềm là điều hiển nhiên vì vậy kiểm chính xác ở phiên bản hiện tại của một phần mềm là chưa đủ. Cách phát hiện các bất lợi ngoài ý muốn của việc kiểm lỗi là thực hiện kiểm thử hồi quy.

Regression testing (Kiểm thử hồi quy)

Giống như kiểm thử xác nhận thì bên kiểm thử hồi quy liên quan đến việc thực hiện các trường hợp kiểm thử đã được thực hiện trước đó.
Mục đích của kiểm thử hồi quy là để xác minh rằng các sửa đổi trong phần mềm hoặc môi trường không gây ra bất lợi ngoài ý muốn, ảnh hưởng hoặc làm hư các chức năng liên quan không và hệ thống vẫn đáp ứng các yêu cầu của phần mềm.
Bộ kiểm thử hồi quy hoặc gói kiểm tra hồi quy là một tập hợp các trường hợp kiểm thử được sử dụng đặc biệt để kiểm tra hồi quy.  Bộ kiểm thử hồi quy được thiết kế để thực hiện kiểm hầu hết các chức năng trong một hệ thống nhưng không kiểm chi tiết bất kỳ chức năng nào. Tất cả các trường hợp trong bộ kiểm thử hồi quy sẽ được thực thi mỗi khi một phiên bản vá lỗi của phần mềm được phát hành và điều này làm cho chúng trở nên lý tưởng cho tự động hóa.
Kiểm thử hồi quy được thực hiện khi phần mềm thay đổi, do sửa lỗi, chức năng mới.
Kết thúc bài viết lần này các bạn có thể nắm được những thông tin cơ bản về 4 loại kiểm thử Test Types chính ( chức năng, phi chức năng, cấu trúc và các thay đổi có liên quan). Và hẹn các bạn ở những bài viết khác nhé!
Tài liệu tham khảo thêm Test Types

Nếu các bạn cảm thấy Website TanHongIT.Com thật sự hữu ích mình mong các bạn có thể chia sẻ những bài viết đến cho cộng đồng cùng thao khảo nhé. Cảm ơn các bạn !!!

Các bạn có bất kì thắc mắc cần được hỗ trợ hay yêu cầu các phần mềm, thủ thuật, khoá học,… thì cứ để lại comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ qua fanpage của TanHongIT để được hỗ trợ nhé! Mình sẽ cố gắng chia sẻ cho các bạn mọi thứ cần thiết nhất!

Xem thêm:

via viblo

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG VÀ VUI VẺ

Rate this post

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x